TIẾN SĨ/BÁC SỸ Y KHOA PHẠM VIỆT HOÀNG – “ÔNG HOÀNG XƯƠNG KHỚP” GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Tiến sĩ Y khoa Phạm Việt Hoàng, năm nay ngoài 60 tuổi, Cựu Phó Giám Đốc Bệnh Viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược học Cổ Truyền Việt Nam đã dành trọn vẹn gần cả đời người tìm kiếm giải pháp xương khớp cho người Việt; là một trong những Tiến sĩ Y khoa - Bác sĩ Chuyên khoa II tiên phong ứng dụng tinh hoa khoa học hiện đại vào việc chắt chiu tinh túy kho tàng thuốc Nam vô giá với khát vọng bảo vệ xương khớp người Việt.
Tiến sĩ/Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Việt Hoàng
|
Tìm mọi cách xin gặp và “lách” vào giữa “rừng lịch” kín đặc những cuộc hẹn thăm khám bệnh cũng như những chuyến công tác liên tục, cuối cùng chúng tôi cũng có được cuộc trò chuyện thân mật và đầm ấm với vị Tiến sĩ nổi tiếng với bài những thuốc xương khớp được đông đảo bệnh nhân trên khắp cả nước biết đến tại Bệnh Viện Tuệ Tĩnh, Viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam giữa tiết trời thu Hà Nội.
Chúng tôi được biết trong suốt gần cả đời người công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ xương khớp cộng đồng cũng như chữa bệnh cứu người, Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng đã đạt được nhiều giải thưởng & thành tựu đáng ghi nhận như: “Thầy thuốc ưu tú” do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trực tiếp ký tặng, “Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp trao tặng, “Bác sĩ có thành tựu xuất sắc vì sức khoẻ xương khớp cộng đồng” do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trực tiếp ký và trao tặng cũng như còn nhiều thành tích và giải thưởng đáng ghi nhận khác nữa – tuy vậy, gặp chúng tôi, Tiến sĩ không giấu những suy tư nghề nghiệp “trong suốt quá trình công tác điều trị xương khớp và chữa bệnh cứu người, tôi đã luôn đau đáu rất nhiều băn khoăn trăn trở và thôi thúc không yên về một giải pháp xương khớp tối ưu cho người Việt mình”.
Tiến sĩ trải lòng cùng chúng tôi: “Trong suốt mấy chục năm nghiên cứu, trực tiếp thăm khám và điều trị cho hàng ngàn người bệnh, tôi rất băn khoăn và thận trọng khi cho sử dụng thuốc Tây lâu dài vì các hệ luỵ kéo theo của nó khi ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày cũng như sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Tôi nhận thấy thuốc Tây rất tốt trong các cơn đau cấp nhưng hầu như chỉ có thể giảm đau tạm thời và chỉ chữa được triệu chứng trong ngắn hạn. Rất nhiều người phải phụ thuộc thuốc giảm đau lâu dài, phải tiêm dịch trực tiếp các khớp lớn và thậm chí phải phẫu thuật thay khớp ngoài mong muốn, vừa đắt đỏ tốn kém mà còn phải chịu đựng các vấn đề thải ghép cũng như tỷ lệ thành công không phải lúc nào cũng như mong muốn. Một số người bệnh cũng có thể cải thiện chút ít về xương khớp thì lại đối diện với những vấn đề còn đặc biệt nghiêm trọng hơn như suy gan, suy thận, mệt mỏi kém dài và đặc biệt các vấn đề viêm loét dạ dày”.
Dành cả cuộc đời làm việc và cống hiến tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam, Bác sĩ Phạm Việt Hoàng thấu hiểu "y học cổ truyền là kho báu của dân tộc Việt Nam” như lời chia sẻ - khi Tiến sĩ có cơ hội làm việc trực tiếp - của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và “kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong xây dựng nền y tế Việt Nam” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làm thế nào để có thể hỗ trợ điều trị và cải thiện dứt điểm xương khớp từ kho báu của chính người Việt Nam mình?! Làm thế nào để đưa y học hiện đại vào các bài thuốc xương khớp cổ phương vô cùng hiệu quả để bà con khắp nơi đều có thể sử dụng với giá thành hợp lý mà không phải lo pha sắc chế biến vừa không đảm bảo vệ sinh, không định lượng chính xác cũng như không đảm bảo sự ổn định về mặt dược học của các bài thuốc trong quá trình người bệnh tự sắc thuốc.
Khi được hỏi về động lực nào khiến Tiến sĩ có thể dành cả đời người để theo đuổi giải pháp xương khớp tổng thể và tối ưu cho người Việt đến vậy, Tiến sĩ chỉ chia sẻ mộc mạc: “Làm sao để những người đang mắc nhẹ thì có thể hỗ trợ chữa trị dứt điểm, những người bị nặng lâu năm thì có thể hết đau và tránh được những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến phải phẫu thuật hoặc thậm chí nằm liệt nốt phần đời còn lại. Làm sao để bà con Việt Nam mình đã sống lâu hơn thì giờ còn phải sống khoẻ hơn, làm sao để tuổi thọ xương khớp ngày một cao hơn và bà con khắp nơi có thể an vui lao động, sinh sống, làm ăn và tận hưởng cuộc sống mà không phải lo lắng về bất kể vấn đề nào xương khớp - vấn đề mà hiện nay có tới tận hơn 85% người trên 35 tuổi đã mắc phải”.
Trầm tư xa xăm như tự nhìn lại chặng đường gian nan và vất vả quá dài đã qua để có được những thành tựu to lớn và ý nghĩa với cộng đồng ngày nay, Tiến sĩ chia sẻ thêm: “Đấy là lí do tại sao tôi quyết tâm dành hơn 10 năm trời để nghiên cứu, bảo vệ thành công công trình tiến sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, từ đó cho ra đời Thông Tý Đan được tư vấn bởi các bác sĩ học trò hoặc các chuyên gia, chuyên viên tư vấn rất am hiểu về các vấn đề xương khớp, có kiến thức chuyên môn cao, rất chu đáo nhiệt tình, ân cần và chuyên nghiệp. Tôi rất trân trọng công sức và tâm huyết của anh chị em đã và đang ngày đêm cùng tôi lan toả giá trị của liệu trình hỗ trợ điều trị xương khớp này đến với bà con trên khắp cả nước. Tôi cũng tiên phong mạnh dạn tự tay xây dựng gói giải pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị xương khớp vô cùng hiệu quả đươc tặng hoàn toàn miễn phí cho bà con trên khắp cả nước bằng cách bổ sung thêm 2 liệu pháp dùng ngoài bao gồm Bột Ngâm Chân và Rượu Xoa Bóp Bí Truyền.
THÔNG TÍ ĐAN – XUA TAN NỖI LO XƯƠNG KHỚP
Qua tìm hiểu thực tế và khảo sát rất nhiều cộng sự cũng như bệnh nhân của Tiến sĩ, chúng tôi được biết suốt nhiều năm nay, gói giải pháp tổng thể này đã hỗ trợ hàng ngàn người phục hồi sức khoẻ xương khớp, cải thiện sức khoẻ tổng thể cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Nhiều bà con cứ gặp là gọi và chào tôi là “ông hoàng xương khớp”, ban đầu tôi nghe không quen và cũng ngượng lắm toàn phải đính chính, nhưng dần cũng quen và nghe bà con gọi mãi cũng thấy rất thân thiện và tình cảm – cũng may là mình tên là Hoàng nên cũng dễ quen tai (cười). Nhận được phản hồi tích cực, khen ngợi và khích lệ động viên của bà con trên khắp cả nước mỗi ngày là một nguồn động viên rất lớn khi tôi tiếp tục muốn quên đi tuổi tác mà tiếp tục cống hiến, phục vụ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa”. Vị Tiến sĩ nở nụ cười hạnh phúc, hiền hậu ở tuổi xế chiều. “Giờ mình cũng nghỉ hưu rồi nên còn làm được gì có ích cho bà con, cho cộng đồng và cho xã hội thì cố gắng làm nốt để những năm tháng cuối đời thêm ý nghĩa”. Vị Tiến sĩ già hiền hậu chợt xa xăm, thâm trầm trải lòng khi thời gian tiếp chúng tôi không còn nhiều.
“Niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi là khi biết những người đã cải thiện và phục hồi xương khớp đã liên tục giới thiệu cho những người bệnh khác về bài thuốc hay này. Chứng kiến bài thuốc của chính mình đến được tay từng bệnh nhân, giúp họ phục hồi sức khoẻ và cải thiện sức khoẻ có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của người thầy thuốc. Với tâm niệm đặt sức khoẻ người bệnh lên trên tất cả, cống hiến tất cả vì sức khoẻ người dân, tôi và đội ngũ anh chị em chuyên gia cộng sự tiếp tục ngày đêm không ngừng lan toả những giá trị tốt đẹp này đến cộng đồng”.
Trước khi chia tay, Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng siết tay chúng tôi thật chặt, chào tạm biệt nhưng cứ như dặn dò những nỗi lòng của một người Thầy thuốc: “Chúng ta ai cũng hoặc là chỗ dựa của gia đình và người xung quanh hoặc là gánh nặng của họ, và chắc chắn chẳng ai trong số chúng ta muốn trở thành nỗi lo hay gánh nặng của người khác. Và cũng chẳng ai muốn phải phẫu thuật hay nằm liệt những năm tháng cuối đời phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. Nhưng giữa việc không muốn những biến chứng xấu và chủ động chăm sóc sức khoẻ xương khớp lại là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tôi thực tâm mong bà con đặt ưu tiên tâm huyết, thời gian, tiền bạc cho việc chủ động chăm sóc sức khoẻ tổng thể nói chung cũng như sức khoẻ xương khớp nói riêng. Cả cuộc đời làm nghề y tôi nhận ra “một đồng chăm sóc sức khoẻ chủ động tại nhà sẽ giá trị bằng cả một ngàn đồng chăm sóc sức khoẻ bị động tại bệnh viện”.
Xin dành sự cảm mến và trân trọng tấm lòng của vị Tiến sĩ, tự nhiên chúng tôi cũng muốn được gọi ông - Tiến sĩ/Bác sĩ Phạm Việt Hoàng - là “ông hoàng xương khớp giữa đời thường”.